Những lưu ý khi thi chứng chỉ Cambridge

Những năm qua, nước ta có nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh các cấp. Qua đó kết quả thi các chứng chỉ tiếng Anh của đối tượng này đã tiến bộ qua từng năm. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì học sinh Việt Nam cần có thêm nhiều cố gắng. Dưới đây là một số những lưu ý khi thi chứng chỉ Cambridge.


Những lưu ý khi thi chứng chỉ Cambridge

Giáo viên cần chú trọng kỹ năng nghe

Số lượng học sinh tham dự kỳ thi tiếng Anh thiếu nhi cấp độ Starters, cấp độ Movers và Flyers những năm gần đây tăng mạnh, cao nhất tại Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Kết quả cho thấy các em có sự tiến bộ nhất quán ở cả 3 cấp thi, thể hiện qua tổng trung bình số khiên mà các em đạt được ở từng kỹ năng. Chẳng hạn, tổng trung bình số khiên của kỹ năng nói - kỳ thi Starters, năm 2013 các em đạt 3,67 khiên (cách tính điểm của kì thi chứng chỉ Cambridge), năm 2014 đạt 3,77 khiên và năm 2015 đạt 3,95 khiên. Với cấp độ Movers và Flyers, kỹ năng nói cũng đạt trên 4 khiên ở cả 3 năm gần đây. Điều này cho thấy giáo viên giảng dạy và học sinh đã chú trọng nhiều hơn vào kỹ năng giao tiếp.

Mặc dù kỹ năng nghe của thí sinh đã tiến bộ qua từng  năm nhưng tổng trung bình số khiên kỹ năng nghe của các em vẫn chưa đạt trên 4 khiên trong các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Cụ thể là năm 2015, kỹ năng nghe ở cấp độ Starters đạt 3,81 khiên, cấp độ Movers đạt 3,62 khiên và cấp độ Flyers đạt 3,74 khiên.

Qua kết quả thi của thí sinh ở hai nhóm là nhóm các trung tâm ngoại ngữ và nhóm trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy giáo viên cần một số điều chỉnh sau: Đối với nhóm trung tâm ngoại ngữ, chương trình giảng dạy chú trọng và phát triển tốt kỹ năng nghe, nói của học viên nhưng kỹ năng đọc và viết còn hạn chế. Vì vậy, các trung tâm nên tăng cường phần bài tập đọc và viết cho học viên bằng nguồn tài liệu, bài tập trong sách và bài thi nhằm giúp các em củng cố kiến thức ngữ pháp, luyện tập viết câu theo mẫu, làm nhiều bài tập mô phỏng các bài thi, trao đổi sửa bài. Đối với nhóm trường phổ thông, chương trình giảng dạy còn chú ý nhiều đến lý thuyết, ngữ pháp và đọc hiểu. Do đó thí sinh ở nhóm này có kết quả phần thi đọc và viết tốt hơn hẳn phần nghe và nói. Các trường cần cân đối thời gian để giúp học sinh rèn luyện tốt hơn các kỹ năng giao tiếp thông qua việc chú trọng rèn luyện hai kỹ năng: Nghe và nói, khuyến khích các em nghe băng đĩa, xem các chương trình tiếng Anh trên ti vi…

Những lưu ý trong giờ thi

Hiện nay, học sinh trên địa bàn TP.HCM bước ra khỏi nhà là có thể gặp người nước ngoài. Đây là cơ hội các em rèn luyện, nói tiếng Anh mọi lúc mọi nơi để giúp bài thi nói tốt hơn. Tuy nhiên, khi tham dự các kỳ thi, các em cần lưu ý những điểm sau: Những thí sinh chưa tự tin thường có khuynh hướng nói nhỏ nhưng điều này sẽ khiến giám khảo không thể cho các em điểm vì không thể nghe được các em nói gì. Vì vậy, thí sinh nên nói to, rõ khi vấn đáp với giám khảo. Thí sinh không nên quá lo lắng khi thấy thí sinh khác nói tốt hơn mình bởi giám khảo sẽ không so sánh giữa hai thí sinh mà căn cứ vào từng tiêu chí để đánh giá. Ngoài ra, các em cũng đừng thụ động, giám khảo hỏi một câu trả lời một câu mà nên tranh thủ thời gian để mở rộng vấn đề, giải thích câu trả lời rõ hơn… Với phần nghe, các em phải nghe kỹ câu thoại, nếu nghe không kỹ các em được quyền hỏi lại rõ ràng hơn để không bị trừ điểm. Bên cạnh đó, thí sinh cũng không nên quá lo lắng, chú trọng quá nhiều đến lỗi ngữ pháp bởi điều này sẽ làm cho các em mất thời gian suy nghĩ, lại phản xạ kém nhanh nhạy. Các em cũng đừng lo lắng nếu không biết một từ nào đó bởi khi chấm điểm giám khảo sẽ nhìn tổng thể cả câu, xem thí sinh có đạt hiệu quả giao tiếp hay không để chấm điểm, tuy nhiên nếu gặp lỗi này thì các em không thể đạt điểm tối đa.


Theo Nguyễn Thị Hoài Ân

(Trưởng ban giám khảo vấn đáp khu vực ĐNA, Hội đồng khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge)

Chú trọng kỹ năng làm việc nhóm

Bài thi Cambridge là bài thi mở, có nhiều trên mạng, các em nên tải về để tham khảo, rèn luyện từng kỹ năng nói trên. Trong những đợt thi gần đây, thí sinh ở vùng ngoại thành nói rất tốt. Đặc biệt, ở kỳ thi tiếng Anh tổng quát KET và KET for Schools, thí sinh ở quận nội thành phát âm, ngữ pháp rất tốt nhưng phần thảo luận lại nói ít hơn thí sinh ở ngoại thành, giám khảo phải nhắc nhở nên bị mất điểm. Vì vậy, các em cũng nên chú trọng kỹ năng làm việc nhóm để có một bài thi tốt nhất.

 Hi vọng những lưu ý khi thi chứng chỉ Cambridge trên đây sẽ giúp các bạn, các em tự tin hơn trong kì thi tới đây.

Nguồn: Báo Giáo dục

​Tin tức cùng chuyên mục:...

​- Chứng chỉ Cambridge là gì? Tầm quan trọng của chứng chỉ Cambridge

Cấu trúc đề thi chứng chỉ Cambridge YLE – Starters

0236.3626.626