Người mất căn bản bắt đầu học tiếng anh từ đâu?
Học không phải là theo những mớ lộn xộn trong đầu mình, mà là hành trình cô đọng kiến thức theo các lộ trình khoa học và đơn giản nhất có thể.
Tôi cá rằng mỗi người trong chúng ta, ai cũng mong muốn mình có một vốn tiếng anh đủ rộng, đủ sâu để giao tiếp và làm việc với người nước ngoài. Và đối với những người mất gốc đều thắc mắc “ Bắt đầu học tiếng Anh như thế nào để giỏi”. Lúc mới bắt đầu, tôi cũng hỏi câu hỏi đó. Nhưng chưa kịp tìm ra câu trả lời cho bản thân mình thì tôi đã đổ xô vào học, từ ngữ pháp đến từ vựng. Và kết quả cuối cùng là….. quên sạch sành sanh . Tôi chợt nhận ra rằng cho dù mình có lao thật nhanh nhưng cứ nhắm mắt nhắm mũi cũng chẳng đi đến đâu cả. Tôi không thể nhớ từ vựng của ngày hôm qua và cũng chả thể nào mở miệng khi gặp người nước ngoài.
Tôi bắt đầu hì hục lên mạng search cho mình phương pháp học tốt nhất. cách bắt đầu như thế nào với người mất gốc tiếng Anh. Và kết quả thật bất ngờ. Phương pháp tôi muốn nhắc đến ở đây chỉ gồm 4 chữ “Nghe và cọ xát”. Tôi vẫn còn nhớ khi bản thân mình còn là đứa trẻ chưa biết nói. Mỗi ngày chúng ta đều “nghe” từ bên ngoài dù không hiểu nghĩa của những từ đó. Cho đến khi chúng ta phát ra “ba”, “mẹ” và bắt đầu nói những câu đơn giản nhất cho đến lưu loát như ngày nay. Đó là minh chứng tốt nhất cho khả năng học ngôn ngữ dù là tiếng Việt, Anh, hay bất kể ngôn từ gì.Cuối cùng, tôi vẫn là kết luận lại 4 từ “nghe và cọ xát”mỗi ngày.
Lúc đầu, để học theo phương pháp này, tôi đăng kí ngay 1 trung tâm anh ngữ học trực tiếp với người nước ngoài. Vì suy cho cùng, mình phải học cái đúng trước, chứ sai mà sửa lạị thành công thì khó hơn mấy lần học từ cái đúng. Tôi nghe mỗi ngày, tại nhà khách, nhà vệ sinh, lúc đi ngủ. Tôi sắm cho mình 1 chiếc smartphone rồi nhiều bài nghe khác nhau. Tôi cứ nghe, lặp đi lặp lại đều đặn mỗi ngày. Buổi tối, tôi đến trung tâm để luyện nói. Sai và sửa, sửa và đúng. Lúc đầu, tôi bập bẹ vài từ đơn cho thật chính xác. Sau đó, thì ghép thành câu đơn giản nhất, kết hợp với ngữ pháp để có thể mở rộng câu phức tạp hơn. Lúc nào tôi cũng bắt mình trong tư thế “ tai mở, miệng mở” “tiếp thu và thực hành”. Cuối cùng, sau 6 tháng cố gắng, tôi đã có nền tảng, động lực, ham muốn với ngôn ngữ thứ 2 này.
Tôi đang tiến gần hơn đến cái đích mình đặt ra – nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Và các bạn cũng vậy. Hãy tìm cho mình cách học phù hợp nhất cùng lòng kiên trì và bền bỉ. Một ngày không xa, các bạn sẽ thành công.