LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Bạn muốn học tiếng Anh giao tiếp? Bạn muốn tăng khả năng giao tiếp của mình ngay cả khi ở nhà? Cùng iYes tham khảo lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà và tìm cho mình những phương pháp học phù hợp nhé! 


1. Cách lên lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà phù hợp

Để thiết lập lộ trình học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1.1 Xác định mục tiêu học tập

Trước khi bắt đầu một kế hoạch, các bạn hãy nhớ đặt ra mục tiêu lý do tại sao bắt đầu. Đây sẽ là động lực để bạn hoàn thành quá trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Thêm vào đó, xác định mục tiêu rõ ràng giúp bạn thiết lập lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà phù hợp.

1.2 Lựa chọn phương pháp và thời gian học phù hợp

Khi lựa chọn phương pháp để học tiếng Anh tại nhà, bạn nên lựa chọn các phương pháp phù hợp với mục tiêu của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là cải thiện kỹ năng nghe thì không nên lựa chọn phương pháp tập trung vào kỹ năng đọc. Sau khi lựa chọn được phương pháp, các bạn cần thiết lập thời gian hoàn thành lộ trình phù hợp với mục tiêu.

1.3 Tìm ra vấn đề hiện tại của bản thân cần cải thiện

Để xác định rõ hơn mục tiêu lộ trình học của bản thân, các bạn nên tìm hiểu những vấn đề thường gặp khi học tiếng Anh.

2. Phương pháp cải thiện tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc tại nhà

Đối với những bạn đang thiết lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu, chưa biết nên lựa chọn phương pháp nào phù hợp thì có thể tham khảo một số phương pháp sau:

2.1 Luyện tiếng Anh online qua video, phim truyện

Đây là phương pháp vừa học vừa giải trí đầu óc qua những thước phim mà bạn yêu thích. Một số trang web giúp bạn đọc luyện tiếng Anh qua video, phim truyện như:

 

  • Youtube: là nền tảng video trực tuyến hàng đầu thế giới. Bạn có thể tìm kiếm những video mình yêu thích bằng tiếng Anh để luyện tập kỹ năng nghe, nói hoặc đọc đối với một số video có phụ đề.
  • TED Talks: nếu bạn muốn tìm những video tiếng Anh giúp bạn có thêm kiến thức từ các nhà diễn giả về các chủ đề như kinh tế, diễn thuyết thì đây là trang web mà bạn không nên bỏ qua.
  • Study Movie: đây là trang web xem phim không còn xa lạ đối với những ai học tiếng Anh. Trang web phân chia các video phim theo từng trình độ khác nhau và thiết kế giao diện song phù hợp với người vừa bắt đầu học tiếng Anh.

 

2.2 Luyện giao tiếp tiếng Anh online qua app/website

Một phương pháp học tiếng Anh khác vô cùng tiện lợi chính là học trực tuyến qua app hoặc website. Dưới đây là một số phương tiện trực tuyến thích hợp với lộ trình học tiếng Anh giao tiếp:
  • Transparent Language Ứng dụng cung cấp các bài học thông qua những chủ đề về đời sống, gần gũi với người học. Các đoạn hội thoại giúp người học dễ dàng ghi nhớ từ vựng, nắm vững những ngữ pháp giao tiếp thông dụng. Transparent Language có các phiên bản trang web, app cho hệ điều hành IOS và Android.
  • Duolingo Đây là ứng dụng quen thuộc với cộng đồng tự học tiếng Anh giao tiếp. Ứng dụng sở hữu đa dạng các hình thức học giúp người học không cảm giác nhàm chán như điền vào chỗ trống, chat ngoại ngữ với người máy. Đặc biệt Duolingo thúc đẩy người học chăm chỉ bằng cách nhắc nhở người dùng học tập mỗi ngày.
  • BBC Learning English Đây là ứng dụng được phát triển bởi tổ chức văn hóa, giáo dục British Council. Ứng dụng phổ biến với gần 20 tính năng giúp cải thiện trình độ tiếng Anh hiệu quả. Bạn có thể tải ứng dụng này từ 2 nền tảng App Store và Google Play.
  • Hello English Đây là một trong những ứng dụng được nhiều người phản hồi tích cực, thích hợp là phương pháp phù hợp cho lộ trình tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Ứng dụng sở hữu hơn 450 bài học miễn phí với các cuộc đàm thoại cơ bản. Đặc biệt các bạn có thể vừa học vừa chơi qua ứng dụng Hello English.
  • SpeakingPal English Tutor Ứng dụng này còn khá xa lạ với người học tiếng Anh nhưng hiệu quả cải thiện tiếng Anh rất cao. SpeakingPal English Tutor mang lại trải nghiệm học tiếng Anh cho người dùng bằng cách trò chuyện cùng các nhân vật ảo.
  • Memrise Các bài học của ứng dụng Memrise dựa trên những cuộc hội thoại thực tế, giúp người học đến gần hơn với các cuộc giao tiếp tiếng Anh thông thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm các bài học phù hợp trên ứng dụng này vì không có sự phân rõ trình độ theo cấp bậc từ cơ bản đến nâng cao.
  • EyeSpeak English Phần mềm này tập trung vào kỹ năng nói của người học, phù hợp với những ai có mục tiêu cải thiện kỹ năng nói. Ứng dụng cung cấp các bài tập ngữ pháp, các cuộc hội thoại giao tiếp và bài thực hành để nâng cao trình độ nói tiếng Anh của người học.
  • English Conversation Practice Ứng dụng hỗ trợ người học thực hành nghe qua các bài hội thoại với 200 chủ đề giao tiếp khác nhau. Ngoài ra, người dùng có thể ghi âm giọng nói của mình để đối chiếu với giọng bản xứ. Người dùng cũng có thể giải đố tiếng Anh để nâng cao kiến thức tiếng Anh.

2.3 Tạo thói quen học tiếng Anh hằng ngày

Các bạn nên thiết kế thời khóa biểu mỗi ngày cho lộ trình học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Học tiếng Anh hằng ngày không chỉ cải thiện nhanh trình độ tiếng Anh mà còn thúc đẩy bản thân cố gắng học tập mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn học các kỹ năng xen kẽ nhau để tránh nhàm chán như thứ hai luyện nói, thứ ba luyện nghe.

2.4 Luyện tập khả năng phản xạ

Đây là phần khó cải thiện trong giao tiếp tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn biết áp dụng phương pháp này thì việc cải thiện lại cực kỳ dễ dàng. Bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập cùng nhau bằng cách nhắn tin hay trò chuyện bằng tiếng Anh. Sở hữu một người bạn đồng hành sẽ tạo thêm động lực để bạn học tập mỗi ngày. Ngoài ra, các bạn có thể luyện phản xạ qua các bộ phim. Bạn luyện tập nói theo các cuộc hội thoại giữa các nhân vật, cố gắng suy đoán lời thoại tiếp theo là gì. Đây là phương pháp học tập, giải trí vô cùng hiệu quả. Một trong những bước gian nan nhất để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả chính là luyện tập khả năng phản xạ. Đầu tiên bạn hãy soạn sẵn những chủ đề yêu thích và tự tập nói liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn (ví dụ như 1 phút), sau đó tăng dần khoảng thời gian lên (5 phút). Hãy thu âm lại bài nói để tự đánh giá những từ vựng phát âm chưa đủ tốt, hay những ý lập luận chưa đủ chặt chẽ.

2.5 Học tiếng Anh qua sách báo, tạp chí

Các bạn có thể tham khảo những bộ sách học tiếng Anh tùy theo mục tiêu và trình độ của mình. Nếu bạn đang muốn học IELTS có thể tham khảo bộ sách Key Words for IELTS từ mức độ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, đọc báo và tạp chí giúp nâng cao thêm vốn từ vựng và cách sử dụng từ trong tiếng Anh. Nếu bạn là người học thời trang, có thể lựa chọn những tạp chí thời trang tiếng Anh để nâng cao vốn từ vựng chuyên ngành của mình.

3. Cách học cải thiện các kỹ năng trong giao tiếp tiếng Anh tại nhà

Học tiếng Anh có 4 kỹ năng cần hoàn thiện gồm kỹ năng nói, nghe, đọc và viết. Tuy nhiên, không phải ai cũng giỏi tất cả các kỹ năng đó. Dưới đây là những cách giúp cải thiện từng kỹ năng cho lộ trình học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả.

3.1 Học phát âm tại nhà

Để giao tiếp tiếng Anh tốt, trước hết bạn cần phát âm từ vựng chính xác. Sử dụng bảng phiên âm quốc tế IPA để nắm vững quy tắc phát âm nguyên âm đôi, nguyên âm đơn, phụ âm cơ bản trong tiếng Anh. Từ điển Oxford hoặc Cambridge là 2 nguồn chất lượng nhất để tra cứu từ vựng mới. Hãy nhớ rằng có rất nhiều từ đồng âm trong tiếng Anh, cũng như nhiều từ đa nghĩa (mỗi cách phát âm tương ứng với một ý nghĩa khác nhau) Quan trọng nhất, không nên học phát âm bằng cách đọc các từ vựng riêng lẻ. Do tiếng Anh còn chịu sự chi phối của trọng âm, ngữ điệu, cách nhấn âm, nối âm… bạn cần thường xuyên luyện tập đọc theo những đoạn hội thoại của người bản xứ để kiểm soát toàn bộ các thành tố cấu tạo câu.

3.2 Học từ vựng ở nhà cho người mất gốc

Thay vì học từ vựng riêng biệt, học nhóm từ và học cả câu sẽ giúp việc học nhanh hơn gấp 4-5 lần. Hãy học ngữ cảnh và các từ gắn với ngữ cảnh đó. Với một số từ đa nghĩa, chỉ khi đặt vào bối cảnh giao tiếp cụ thể ta mới có thể hiểu chính xác được ý nghĩa. Hãy tự tạo môi trường để bản thân được tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày: theo dõi các Facebook Page học tiếng Anh, các trang báo điện tử quốc tế, đổi ngôn ngữ điện thoại và ngôn ngữ trên mạng xã hội bằng tiếng Anh, sử dụng app học tiếng Anh để luôn được nhắc nhở về các từ vựng mới.

3.3 Cách cải thiện kỹ năng đọc

Hai kỹ năng quan trọng cần luyện tập để cải thiện kỹ năng đọc là Scanning và Skimming. Scanning là kỹ năng giúp bạn quét nhanh các thông tin chi tiết mà không cần đọc hết văn bản, đẩy nhanh tốc độ đọc bài. Tương tự như vậy, Skimming là phương pháp giúp bạn nhanh chóng tìm ra ý chính của đoạn văn mà không cần đọc hết. Một số câu hỏi thường được đặt ra trong phần đọc hiểu:
  • Short-answer questions: Câu trả lời ngắn.
  • Multiple choice: Câu hỏi nhiều có nhiều sự lựa chọn.
  • Sentence completion: Hoàn thành câu với thông tin còn thiếu từ bài viết.
  • Notes/summary/diagram/flow chart/table completion: Câu hỏi liên quan đến biểu đồ và bảng.
  • Choosing a heading for a paragraph: Chọn tiêu đề cho đoạn văn.
  • Identification of writer’s views/claims – yes, no or not given: Xác định ý chính của người viết.
  • Identification of information – true, false or not given: Xác định thông tin đúng/ sai hay không được đề cập trong bài.

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn các nguồn từ vựng từ sách báo, tạp chí, truyện ngoại văn để tăng kỹ năng đọc. Hãy tìm đến các đầu báo uy tín như: Nytimes, Dailymail, Telegraph, Vox… để thường xuyên cập nhật những từ vựng mới nhất. Khi đọc sách, bạn cần ghi lại các từ vựng cấu trúc, cách lập luận và hành văn đặc biệt của bài báo hoặc truyện mà bạn đang đọc. Việc này giúp bạn định hình theo tư duy của người bản xứ và dung nạp lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp.

3.4 Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe

Cách để luyện tập kỹ năng nghe chính là nghe chép chính tả. Các bước thực hiện phương pháp này gồm:
  • Bước 1: Lựa chọn các bài nghe có thời lượng khoảng 10 phút với phụ đề Anh-Anh để nghe chép chính tả. Một số trang web để bạn tham khảo bài nghe như ieltsonlinetests.com, www.voicetube.com, www.ted.com.
  • Bước 2: Mở âm thanh lên và bắt đầu ghi chép. Nếu không nghe kịp, bạn hãy tua lại nghe nhiều lần. Không nên chỉnh tốc độ đoạn băng chậm lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nghe.
  • Bước 3: Khi hoàn thành bài chép thì bạn tiến hành so sánh đối chiếu với phần phụ đề để tìm lỗi sai. Hãy nghe kỹ lại những phần bạn chưa hiểu nhé.

Bên cạnh đó, bạn cần nên lựa chọn 1 số nguồn nghe uy tín, có phụ đề dễ theo dõi trên Youtube: VOA Learning English, Rachel’s English, 8 IELTS, Kurzgesagt, WatchMojo.com hoặc xem phim có phụ đề. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng “thời gian chết” như làm việc nhà, đi xe bus/taxi, ăn cơm để nghe tiếng Anh, “tắm” mình trong ngôn ngữ.

3.5 Tăng cường kỹ năng viết

Đối với kỹ năng viết, các bạn lưu ý hãy cố gắng viết đúng thay vì viết nhiều cũng như cần chú ý một số điều sau:
  • Bạn không cần viết quá nhiều với task 1, hãy tập trung mô tả số liệu đầy đủ và chính xác. Với task 2, bạn cần phải lập dàn ý và triển khai các ý thành đoạn văn. Bạn cần tham khảo các bài viết trên mạng và luyện tập thường xuyên.
  • Bạn không cần đặt nặng các yếu tố văn phạm. Bước đầu luyện viết hãy viết tất cả những gì có trong đầu, sau đó dần sắp xếp lại câu hoàn chỉnh. Bạn có thể viết nhật ký bằng tiếng Anh, hoặc viết review sách, tóm tắt lại thông tin vừa đọc được từ báo và nghe được trên phim. Sau một thời gian, lúc này hãy chú ý nhiều hơn đến văn phạm (từ vựng, ngữ pháp, chia thì…).
  • Bạn có thể sử dụng phần mềm Grammarly để được sửa ngữ pháp/từ vựng trực tiếp khi gõ văn bản trên máy tính.
  • Việc viết tiếng Anh giúp bạn ghi nhớ, hoàn thiện các từ vựng đã học và nâng cao khả năng phản biện. Kết hợp linh hoạt cả 4 kỹ năng, chắc chắn năng lực giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

3.6 Luyện tập kỹ năng nói

Đây là một kỹ năng khó luyện tập trong lộ trình tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà. Nếu bạn tập nói với bản thân thì sẽ khó nắm bắt được lỗi sai và khó khăn để phản xạ trong các cuộc hội thoại thực tế. Đối với kỹ năng này các bạn có thể tham khảo luyện tập trò chuyện qua các ứng dụng nhân vật ảo hoặc sử dụng ứng dụng Italki để luyện nói với giáo viên.

4. Kinh nghiệm tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả tại nhà

Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích với lộ trình học giao tiếp cho người mới bắt đầu:

4.1 Chú ý lên thời gian biểu hàng ngày

Khi học tại nhà, bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những hoạt động sinh hoạt hàng ngày khác, đặc biệt là khi sống chung với bố mẹ, bạn bè. Vì vậy, bạn nên lên thời gian biểu cố định mỗi ngày cho việc học tiếng Anh để tạo thói quen và tránh để những việc khác ảnh hưởng.

4.2 Liệt kê chi tiết kế hoạch cho từng ngày

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn hãy tổng kết lại những gì mình đã tiếp thu hôm nay và lên kế hoạch cho buổi học ngày mai. Bạn có thể lập danh sách những việc cần làm trong buổi học ngày mai, đánh dấu tích vào những mục tiêu đã hoàn thành. Các bạn hãy nghiêm khắc với bản thân để hoàn thành tốt kế hoạch của buổi học.

4.3 Không nên mặc đồ ngủ khi ngồi vào bàn học

Mặc đồ ngủ khi học khiến bạn liên tưởng đến những giấc ngủ ngon. Vì vậy tinh thần bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ, tâm trạng uể oải khi học. Các bạn nên lựa một bộ đồ chỉn chu hơn khi ngồi vào bàn học để tạo cảm giác nghiêm túc.

4.4 Thường xuyên kiểm tra và tổng kết lộ trình theo thời điểm

Bạn nên lưu ý kiểm tra và tổng kết quá trình học tập thường xuyên để nắm được tiến độ của lộ trình học tiếng Anh giao tiếp. Nếu phát hiện tiến độ chậm, bạn có thể thay đổi phương pháp học hoặc tăng tốc độ học tập kịp thời để hoàn thành lộ trình học đúng thời gian đề ra.

Trên đây là tất cả bí kíp giúp bạn có một lộ trình học tiếng Anh phù hợp cho người mới bắt đầu. Chúc các bạn thành công và yêu thích học tiếng Anh nhé!

0236.3626.626