[iYes Share] HỌC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHUẨN CHỈ SAU 2 THÁNG TẠI NHÀ

 

1. Tại sao phải học phát âm Tiếng Anh

Bất kỳ ngôn ngữ nào đều có các quy tắc phát âm riêng mà bạn cần tuân thủ. Trong Tiếng Anh có rất nhiều âm mà tiếng Việt không hề có kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm… cùng vô vàn những yếu tố quan trọng khác. Cụ thể như sau:

1.1 Phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến kỹ năng nghe

Sự thật là kỹ năng nghe có tác động không nhỏ đến kỹ năng phát âm tiếng Anh và ngược lại. Khi quen với việc một từ được phát âm sai và khi nghe người khác phát âm chính xác từ đó, bạn sẽ gặp khó khăn khi đoán mặt chữ.

 

Phát âm chuẩn tiếng Anh nghĩa là bạn nắm được các quy tắc nhấn trọng âm, nối câu, liên kết các từ. Như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế để làm chủ kỹ năng Listening.

1.2 Phát âm tiếng Anh chuẩn giúp tạo ấn tượng tốt

Việc phát âm tiếng Anh chính xác và có một accent cuốn hút khiến đối phương có một cái nhìn thiện cảm về bạn và sẵn sàng chia sẻ, tương tác nhiều hơn. Khi làm việc môi trường doanh nghiệp, bạn cũng sẽ tự tin hơn khi phải thuyết trình hoặc giới thiệu sản phẩm mới với đối tác nước ngoài.

 

Ngoài ra, hãy tưởng tượng khi phỏng vấn cho công ty quốc tế, công ty đa quốc gia, nếu đối thủ của của bạn là người có năng lực tương đương, cả về năng lực ngoại ngữ lẫn nghiệp vụ chuyên môn, chắc chắn việc phát âm tiếng Anh chính xác, dễ hiểu, ngữ điệu hấp dẫn sẽ gây được sức chú ý hơn với nhà tuyển dụng và làm bạn nổi bật trước nhiều ứng cử viên khác.

 

1.3 Phát âm sai gây ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung

Cũng trong trường hợp trên, khi tham gia phỏng vấn, phát âm sai làm nhà tuyển dụng hiểu sai nội dung bạn đang diễn đạt. Bạn cũng sẽ khó nhận được cái gật đầu từ đối tác nếu họ không hiểu sản phẩm bạn đang giới thiệu là gì.

 

Đặc biệt, khi phải tham gia các kỳ thi năng lực ngoại ngữ như IELTS, khả năng phát âm là yếu tố quyết định phần thi của bạn có được truyền tải một cách đầy đủ, rõ ràng nhất đến giám khảo chấm thi hay không. Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng điểm đánh giá Speaking nhưng nếu thường xuyên phát âm sai, bỏ qua âm nối, nhấn âm thiếu trật tự, giám khảo sẽ không hiểu nội dung bạn đang nói.

1.4 Phát âm không chuẩn dễ ăn sâu vào tiềm thức

Khi đã mắc lỗi phát âm nhưng thường xuyên sử dụng sai cách, tư duy từ vựng đã hình thành trong đầu khiến bạn khó sửa lỗi sai. Ngược lại với trẻ em với bộ não luôn phát triển và không ngừng tiếp nhận thông tin mới, người lớn với những yếu tố tâm lý định sẵn thường ngại sửa, ngại nói, cuối cùng không thể tiến bộ.

2. Nội dung luyện phát âm Tiếng Anh cơ bản

Học phát âm Tiếng Anh là nền tảng cho việc học tốt ngôn ngữ này, ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, tìm ra cách học chuẩn xác lại là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người mới bắt đầu từ con số 0. Cùng iYes tìm hiểu bảng phiên âm chi tiết sau đây nhé!

2.1 Bảng phiên âm quốc tế IPA

Bảng phiên âm là công cụ giúp bạn định hình được cách phát âm chuẩn của IPA. Đó là những ký tự Latin gồm 44 âm Tiếng Anh cơ bản. Dựa theo những phiên âm này, bạn có thể phát âm chính xác từ đó.

 

Bảng phiên âm Anh Ngữ có 44 âm IPA, trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds). Dưới đây là bảng phát âm chữ cái Tiếng Anh đầy đủ để các bạn tham khảo:


Ngoài ra, trong bảng phiên âm quốc tế IPA, các âm còn được chia thành 2 phần là âm hữu thanh và âm vô thanh. Cụ thể như sau:

- Âm hữu thanh: Âm này khi nói sẽ có hơi thở đi từ họng qua lưỡi, răng rồi thoát ra ngoài, làm rung dây thanh quản. Nếu đặt ngón tay vào cổ họng và phát âm /r/, bạn sẽ cảm nhận rõ được sự rung này. Các phụ âm hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /δ/, /ʒ/, /dʒ/, /m/, /n/, /ng/, /l/, /r/, /y/, /w/, /v/ và /z/.

- Âm vô thanh: Là âm bật ra bằng hơi từ miệng (không phải từ cổ họng). Do đó, nếu đặt tay lên cổ họng và phát âm chữ /k/, bạn sẽ không thấy cổ họng rung mà chỉ là những tiếng động nhẹ như tiếng bật hoặc tiếng gió.

- Các phụ âm vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/, /s/, /∫/, / t∫/, /h/.

2.2 Nguyên âm và phụ âm

Làm thế nào để phát âm Tiếng anh chuẩn? Cùng iYes hiểu sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm để có thể đánh vần chính xác nhất:

Nguyên âm (vowel sounds) là âm khi bạn phát ra luồng khí giải phóng từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Nguyên âm có thể tự đứng một mình hoặc đứng trước hay sau các phụ âm.

Nguyên âm bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.

- Nguyên âm đơn: Có tất cả 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột. Với các nguyên âm đơn, chúng ta sẽ học theo từng hàng.

- Nguyên âm đôi: Nguyên âm đôi là nguyên âm được ghép từ hai nguyên âm đơn khác nhau. Với các nguyên âm đôi, chúng ta sẽ học theo các cột.

Phụ âm (consonants sounds) là âm khi phát ra thì luồng khí đi từ thanh quản lên môi bị tắc, cản trở. Ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Khi đọc phụ âm, nó chỉ phát ra thành tiếng khi được phối hợp với nguyên âm.

2.3 Cách phát âm 44 âm tiếng Anh chuẩn quốc tế

Để việc học phát âm Tiếng Anh chuẩn quốc tế nhất, trong quá trình luyện tập bạn cần kết hợp 3 bộ phận môi, lưỡi và thanh quản với nhau. Sau đây là những lưu ý các bạn cần nhớ

 

Đối với môi

– Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

– Môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /

– Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /

Đối với lưỡi

– Lưỡi chạm răng: /f/, /v/

– Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.

– Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.

– Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /

– Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

Đối với dây thanh quản

– Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/

– Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

3. Quy tắc học phát âm Tiếng Anh với nguyên âm và phụ âm

Nắm được các quy tắc một cách chi tiết và khoa học để phát âm Tiếng Anh chuẩn. Khi tìm hiểu rõ, bạn sẽ so sánh được các âm giống nhau có thể gây nhầm lẫn trong quá trình học. Cùng tìm hiểu cách đọc nguyên âm và phụ âm dưới đây:

 

 

3.1 Bán âm y và w vừa là nguyên âm vừa là phụ âm

Y và w được gọi là bán nguyên âm, tức là chúng vừa có thể là nguyên âm, vừa có thể là phụ âm.

 

Ví dụ :

  • gym (y là nguyên âm I), you (y là phụ âm j), pretty (y là nguyên âm i), by, toy, day,…
  • we, want, will (w là phụ âm)
  • saw, knew, cow, few, snow, (w là nguyên âm),…

 

3.2 Đọc phụ âm c

– Nếu theo sau “c” là các nguyên âm i, y, e thì c sẽ được phát âm là s

 

Ví dụ: city, centure, cycle, cell, cyan…

– Nếu theo sau “c” là các nguyên âm còn lại a, u, o thì c sẽ được phát âm à k

Ví dụ: cat, cut, cold, call, culture, coke…

 

3.3 Đọc phụ âm g

– Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ

Ví dụ: gYm, gIant, gEnerate,hugE, languagE, vegEtable…

– Nếu sau g là các nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g

Ví dụ: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic…

 

3.4 Đọc phụ âm r

– Nếu trước r là 1 nguyên âm yếu như schwa ə thì chúng sẽ bị lược bỏ đi (Thực tế hay bị lược bỏ, có thể đọc phát âm đầy đủ hoặc lược bỏ đều được).

 

Ví dụ:

  • interest có phiên âm đầy đủ là ˈɪntərəst/ˈɪntərest. Ở Đây trước r là nguyên âm yếu ə nên thực tế từ interest sẽ được phát âm là ˈɪntrəst/ˈɪntrest(2). Nhiều từ điển cũng chỉ viết phiên âm của từ theo trường hợp (2).
  • Generate ˈdʒenəreɪt cũng sẽ được phát âm là ˈdʒenreɪt

– Ngoài ra còn rất nhiều ví dụ khác bạn có thể dễ dàng phát hiện ra trong 1 số đoạn hội thoại, phim,… Chúng đều tuân theo quy tắc trên.

3.5 Đọc phụ âm j

Phụ âm j hầu hết trong mọi trường hợp đều đứng đầu 1 từ và được phát âm là dʒ

 

Ví dụ: jump, jack, jealous, just, jig, job…

 

3.6 Nguyên âm e

Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì em sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài. Trong Tiếng Anh, âm e này có rất nhiều cách gọi: Magic e, silient e, super e…

 

Ví dụ:

  • bit /bɪt/ => bite /baɪt/
  • at /ət/ => ate /eɪt/
  • cod /kɒd/ => code /kəʊd/
  • cub /kʌb/ => cube /kjuːb/
  • met /met/ => meet /miːt/

 

3.7 Phân biệt nguyên âm dài – nguyên âm ngắn

a) Khi một từ chỉ có 1 nguyên âm mà nguyên âm đó không nằm ở cuối từ thì nguyên âm đó luôn là nguyên âm ngắn (có khoảng vài trăm từ tuân theo quy tắc này,có 1 số trường hợp ngoại lệ như mind, find)

 

Ví dụ: bug (u ngắn), thin (i ngắn), cat (a ngắn), job, bed, ant, act,…

b) Khi một từ chỉ có 1 nguyên âm mà nguyên âm đó đứng ở cuối từ thì chắc chắn đó là 1 nguyên âm dài.

Ví dụ: she (e dài), he, go (o dài), no…

c) Khi có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại thường bị câm (không phát âm).

Ví dụ: rain(a, i đứng cạnh nhau a ở đây là a dài, i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là reɪn, tied (i dài, e câm), seal (e dài, a câm), boat (o dài, a câm)

Có 1 số trường hợp ngoại lệ như read nếu phát âm ở hiện tại là e dài, còn nếu phát âm ở quá khứ là e ngắn

d) Khi 1 từ có 1 nguyên âm được theo sau bởi 2 phụ âm giống nhau (a double consonant) thì nguyên âm đó chắc chắn là 1 nguyên âm ngắn.

Ví dụ: Dinner (i ngắn), summer (u ngắn), rabbit (a ngắn), robber (o ngắn), egg (e ngắn).

Trong từ written phải gấp đôi phụ âm t vì i ở đây là i ngắn. Còn writing thì i ở đây là i dài nên không được gấp đôi phụ âm t.

e) Khi một từ có 2 nguyên âm giống nhau liên tiếp (called a double vowel) thì phát âm chúng như 1 nguyên âm dài. Quy tắc này không áp dụng đối với nguyên âm O

Ví dụ: Peek (e dài), greet (e dài), meet (e dài), vacuum (u dài)

Quy tắc này cũng không áp dụng khi có phụ âm r đứng sau 2 nguyên âm giống nhau thì âm sẽ bị biến đổi

Ví dụ: beer…

Khi o là a double vowel, nó sẽ tạo ra những âm khác nhau

Ví dụ: poor, tool, fool, door…

f) Khi f,l,s xuất hiện đằng sau 1 nguyên âm ngắn thì ta gấp đôi f,l,s lên.

Ví dụ: Ball, staff, pass, tall, diFFerent (i ngắn), coLLage (o ngắn), compaSS (a ngắn)

Khi b,d,g,m,n,p xuất hiện đằng sau 1 nguyên âm ngắn của 1 từ có 2 âm tiết thì ta cũng gấp đôi chúng lên.

Ví dụ: raBBit (a ngắn), maNNer (a ngắn), suMMer (u ngắn), haPPy (a ngắn), hoLLywood (o ngắn), suGGest (u ngắn), odd (o ngắn)…

=> Nắm được quy tắc này sẽ giúp bạn tránh được 1 số lỗi spelling mistakes (viết sai từ). Ví dụ thay vì viết different thì nhiều bạn sẽ viết sai thành diferent => Spelling mistakes.

g) Chữ Y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của 1 từ 1 âm tiết.

Ví dụ: Cry, TRy, by, shy…

Chữ y hay ey đứng ở vị trí cuối của 1 từ trong 1 âm tiết không nhấn mạnh (ko phải trọng âm của từ) thì sẽ được phát âm như e dài.

Ví dụ: PrettY, beautY, SunnY, carefullY, babY…

 

3.8 Nắm rõ nguyên âm – phụ âm để viết đúng chính tả

– Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên.

 

Ví dụ: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn)

– Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì ta cũng gấp đôi chúng lên.

Ví dụ: rabbit(a ngắn), maNNer(a ngắn), suMMer(u ngắn), haPPy(a ngắn), hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn),…

Bạn nhớ quy tắc này thì khi viết lại từ theo âm bạn sẽ tránh được lỗi Spelling. Ví dụ bạn nghe đọc là Compass nhưng nếu nắm quy tắc bạn biết sau nguyên âm a ngắn sẽ cần hai chữ S, tránh được lỗi viết compas.

4. Lộ trình luyện phát âm Tiếng Anh cho người mới bắt đầu


4.1 Luyện tập cơ miệng

Học phát âm Tiếng Anh không phải trong ngày 1 ngày 2 mà có thể thành thạo được. Lần đầu tiếp xúc với các phiên âm, bạn phải tập luyện cơ miệng thật kỹ càng để chữ phát ra được rõ và đúng. Một số bài tập người học có thể tham khảo: bài tập cơ miệng, thổi hơi qua miệng, bài tập cơ lưỡi, bài tập lấy hơi từ bụng,…

4.2 Luyện đọc ngữ âm cơ bản

Dựa vào bảng phiên âm Quốc tế IPA được chia thành 2 phần chính. Phần phía trên màu xám chính là Nguyên âm (vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn: màu xám nhạt là Nguyên âm đơn (Monophthongs) và phần xám đậm là Nguyên âm đôi (Diphthongs). Phần bên dưới màu vàng là Phụ âm (consonants). Trong quá trình học phát âm Tiếng Anh, bạn nên bắt đầu lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm.

4.3 Học Trọng âm – Nối âm – Ngữ điệu Tiếng Anh

4.3.1 Trọng âm

Học phát âm Tiếng Anh cần chú ý đến trọng âm đầu tiên. Bởi lẽ, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó được nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.

Khi nhìn vào phiên âm của một từ, thì trọng âm của từ đó được ký hiệu bằng dấu (‘) ở phía trước, bên trên âm tiết đó.

Sau đây là những ví dụ cụ thể:

  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: Ví dụ: Happy /ˈhæpi/
  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai Ví dụ: Arrange /əˈreɪndʒ/
  • Đối với danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…
  • Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm. Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/’kɑmprə,maɪz/ Ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/
  • Khi âm tiết cuối là nguyên âm ngắn như âm /ə/ hoặc /i/ và kết thúc là phụ âm hoặc không nhiều hơn một nguyên âm Ví dụ: consider /kənˈsɪdər/, remember /rɪˈmembər/
  • Nếu các tính từ có âm tiết đầu tiên chứa âm /i/ hoặc /ə/ thì trọng âm cũng sẽ rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ: familiar /fəˈmɪliər/, considerate /kənˈsɪdərət/…
  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

4.3.2 Nối âm

Trường hợp 1: Phụ âm đứng trước nguyên âm

Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, chúng ta đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “make up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ: /‘meikʌp/.

Tuy nhiên, điều này hề không phải dễ và đòi hỏi phải luyện tập nhiều, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “have (it)” đọc là /hævit/.

Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ như “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts) phải đọc là /em mei/…

Trường hợp 2: Nguyên âm đứng trước nguyên âm

Về nguyên tắc, khi gặp 2 nguyên âm đứng cạnh nhau, bạn cần thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có thể thêm phụ âm theo 2 nguyên tắc sau:

– Đối với nguyên âm tròn môi(khi phát âm những âm này, môi nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:“ou”, “u”, “au”,…) bạn cần thêm phụ âm “w” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc thành /du: wit/.

– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm âm này, môi kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “e”, “i”, “ei”,… bạn thêm phụ âm “y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được phát âm thành /ai ya:sk/.

Thực hành đọc: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…

Trường hợp 3: Phụ âm đứng trước phụ âm

Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng một nhóm đứng gần nhau, bạn chỉ đọc duy nhất 1 phụ âm.

Ví dụ “want to” (có 3 phụ âm n, t và t cùng thuộc nhóm phụ âm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.

Ngoài các trường hợp trên còn rất nhiều các trường hợp đặc biệt khác bạn sẽ bắt gặp trong quá trình học tiếng Anh. Nhiều trường hợp không có quy tắc, để nhớ được người học phải luyện tập nhiều để hình thành phản xạ trong cách nói.

4.3.3 Ngữ điệu Tiếng Anh

Ngữ điệu là yếu tố thứ ba cần bạn kết hợp trong quá trình học phát âm Tiếng Anh. Khi nói kèm theo sự lên xuống giọng, ngắt nghỉ khiến cho cách trình bày của bạn trôi chảy hơn, hấp dẫn và tự nhiên hơn. Người ta sử dụng ngữ điệu trong tiếng Anh khi họ muốn thể hiện cảm xúc của mình thông qua lời nói.

Quy tắc 1: Với những câu mang tính chất trần thuật thông thường chúng ta sử dụng ngữ điệu xuống vào cuối câu

Ví dụ: She is my girlfriend

Quy tắc 2: Đối với các câu hỏi WH (what, where, when, why, whose, whom, who) và how, người đọc xuống giọng ở cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người đối diện.

Ví dụ: What are you doing here?

Quy tắc 3: Đối với câu hỏi Yes/ No, ngữ điệu của bạn nên thấp ở phần đầu và lên dần ở đoạn cuối câu

Ví dụ: Do you like sport?

Quy tắc 4: Đối với câu liệt kê lên giọng sau mỗi dấu “,” và trước từ “and”, xuống giọng ở cuối câu

Ví dụ: I love chocolate, strawberry and pistachio ice cream

Quy tắc 5: Đối với câu hỏi lựa chọn, xuống giọng ở cuối câu

Ví dụ: What do you want to drink, tea or coffee?

Quy tắc 6: Đối với câu hỏi đuôi

Bạn cần lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi nếu người đặt câu hỏi đang muốn biết câu trả lời chứ không phải là để xác định lại điều đã biết.

Ví dụ: She is a teacher, isn’t she? (xuống giọng ở “teacher”, “she”)

Nếu để xác định lại điều đã biết hay mong đợi một câu trả lời đồng ý với mình, chúng ta sẽ phải xuống giọng ở cuối câu.

Ví dụ: This place is beautiful, isn’t? (xuống giọng ở “beautiful”, “this place”)

Quy tắc 7: Đối với câu cảm thán, xuống giọng ở cuối câu. Những cảm xúc mạnh như hạnh phúc, hào hứng, sợ hãi, bực bội, ngạc nhiên thường sẽ lên giọng

Ví dụ: Omg, what a beautiful dress you have!

5. 5 bước cải thiện kỹ năng phát âm Tiếng Anh chuẩn nhất

Bước 1. Trước khi học nói thì bạn phải học nghe.

Thông thường khi nói bạn rất khó có thể nhận ra được lỗi sai trong lúc học phát âm Tiếng Anh của mình. Bởi vì lúc này, bạn chỉ muốn tập trung vào việc đối thoại hơn là nhấn nhá hay chỉnh sửa các âm tiết. Nếu không thể nghe và nhận ra các vấn đề phát âm của mình, thì rất khó để sửa chúng. Hãy thử ghi lại lời nói của mình trong điện thoại hay máy tính với các câu thoại bất kỳ và ghi chú các từ vựng, trọng âm, ngắt câu, v.v một cách cụ thể mà bạn cần cải thiện.

Bước 2: Chú ý khẩu hình miệng

Khẩu hình miệng sai luôn dẫn đến phát âm sai trong Tiếng Anh.

Hãy đứng trước gương mỗi lần tập nói để có thể thấy rõ được vị trí đặt lưỡi, môi và khẩu hình miệng của mình khi phát âm một từ nhất định. Sau đó, bạn sẽ tự chỉnh sửa lỗi phát âm Tiếng Anh của mình thông qua video của người Bản địa trên internet.

Bước 3: Bắt chước người bản ngữ

Thực chất không có cách nào khác thay thế được việc nghe và bắt chước theo ngữ điệu của người bản ngữ khi học phát âm.

Các bạn có thể tìm thấy hàng loạt các video trên Youtube và chương trình Tiếng Anh vô cùng đa dạng. Bạn chỉ cần bắt chước những gì bạn nghe thấy – ngay cả khi bạn không chắc chắn những gì họ nói. Học phát âm Tiếng Anh qua cách luyện tập này giúp bạn làm quen với nhịp điệu, chất giọng và cách ngừng nghỉ trong câu của người bản ngữ khi giao tiếp.

Bước 4: Đừng bỏ quên ngữ điệu và nhấn âm

Học phát âm Tiếng Anh chuẩn nhất không chỉ đáp ứng quy tắc rõ từng từ riêng lẻ. Mà nó còn bao gồm hai yếu tố quan trọng khác là ngữ điệu – cách lên xuống giọng trong câu và trọng âm – nhấn âm trong một từ và cả nhấn các từ trong một câu nói.

Cách để luyện tập đơn giản nhất là đọc thành tiếng các bài văn, thơ và kể cả lời bài hát, tập trung vào trọng âm của từ, của câu và ngữ điệu.

Bước 5: Tìm người bạn đồng hành

Luyện phát âm Tiếng Anh sẽ thú vị và dễ dàng hơn khi có một người bạn đồng hành cùng mình.

Cuối cùng, hãy tìm cho mình một hoặc vài người bạn để có thể luyện tiếng Anh với nhau. Thực hành với một ai đó có cùng mục đích học tiếng Anh sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm mọi thứ bạn đã học và học hỏi thêm những điều mới từ nhau.

Các bạn có thể tìm đến các trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ hay kể cả trên mạng nữa nhé.

Trên đây là những bí quyết giúp bạn học phát âm tiếng Anh chuẩn chỉ sau 2 tháng đơn giản tại nhà. Chúc các bạn sẽ tìm được phương pháp học tiếng Anh phù hợp với bản thân nhé!

 

0236.3626.626