CẤU TRÚC BÀI THI FLYERS CAMBRIDGE A2 VÀ HƯỚNG DẪN ÔN THI HIỆU QUẢ

A2 Flyers là cấp độ cao nhất trong chuỗi ba cấp độ tiếng Anh thuộc hệ thống chứng chỉ YLE (Young Learners English) do Hội đồng Khảo thí tiếng Anh thuộc trường Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp bằng. Bài thi Flyers Cambridge đánh giá năng lực tiếng Anh trẻ em với 3 bài thi: Nghe (Listening), Đọc & Viết (Reading & Writing) và Nói (Speaking). Cùng iYes tham khảo bài viết ở dưới để biết thêm thông tin về FLYERS nhé!

1. FLYERS LÀ GÌ?

Pre A1 Starters, A1 Movers và A2 Flyers là 3 cấp độ trong chương trình tiếng Anh thiếu nhi Cambridge English: Young Learners(YLE) cho trẻ 7-12 tuổi. A2 Flyers là bài thi cấp độ 3 trong chương trình tiếng Anh này.

 

Bài thi Flyers Cambridge được thiết kế xoay quanh các chủ đề quen thuộc và tập trung vào các kỹ năng cần thiết để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả thông qua nghe, nói, đọc và viết, với thiết kế, màu sắc, hình ảnh sinh động, phù hợp với các bé độ tuổi tiểu học.

2. CÁC PHẦN THI CHÍNH TRONG BÀI THI A2 FLYERS CAMBRIDGE

Bài thi A2 Flyers bao gồm 3 bài thi riêng biệt: Listening (nghe), Reading & Writing (đọc và viết), Speaking (nói). Tổng thời gian thi là khoảng 1 giờ 14 phút. Cụ thể như sau:

2.1 BÀI THI LISTENING (NGHE)

Thời gian: 25 phút Số câu hỏi: 5 phần/25 câu hỏi Điểm tối đa: 5 khiên

Part 1

 

Yêu cầu: Đề bài bao gồm bức tranh vẽ cảnh các nhân vật đang thực hiện các hoạt động khác nhau. Thí sinh hãy lắng nghe thật kĩ đoạn hội thoại và nối các tên cho sẵn với đúng người trong tranh. Đã có sẵn 1 tên được nối làm ví dụ.

Tips khi làm bài:

Thí sinh nên tận dụng thời gian trước khi băng nghe chạy để xem tranh, hình dung trước các câu hỏi và đoán xem các hành động của nhân vật có thể được mô tả như thế nào. Trong tranh sẽ có những nhân vật có hành động tương tự (cùng đứng nói chuyện, cùng đeo ba lô, cùng mặc đồng phục….). Vì thế, các em cần chú ý vào từ ngữ mô tả sự khác biệt giữa hai hay nhiều người có các đặc điểm hoặc hành động tương tự (màu/kiểu tóc, màu áo, họa tiết trên áo….)

Thí sinh cần nắm rõ các tên nam và nữ. Các danh từ tên riêng trong danh mục từ vựng A2 Flyers của Cambridge như sau:

  • Lời mô tả được sử dụng trong bài thi này bao gồm mô tả trang phục, ngoại hình và hành động của các nhân vật.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng nghe tên và mô tả nhân vật

 Part 2

Yêu cầu: thí sinh nghe một đoạn hội thoại giữa một người lớn và một bạn nhỏ, sau đó điền một từ hoặc một chữ số vào chỗ trống

Tips khi làm bài:

Với dạng bài này, thí sinh cần luyện tập nghe và ghi chú lại nhanh các thông tin quan trọng.

Khuyến khích thí sinh khi luyện tập, ngoài việc hiểu ý nghĩa của các từ vựng nằm trong danh sách từ vựng Pre A1 Starters, A1 Movers, A2 Flyers, còn cần luyện tập viết chính tả từ vựng chính xác.

Ngay cả ở cấp độ A2 Flyers, nhiều thí sinh vẫn còn chưa chắc chắn với tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái, cho nên việc luyện tập thường xuyên là cách tốt nhất để thí sinh hoàn thành tốt nhất dạng bài này.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng nghe tên, cách viết và chọn lọc thông tin

Part 3

 

Yêu cầu: Đề bài bao gồm 2 bộ hình ảnh, một bộ bao gồm một số hình ảnh về các nhân vật (kèm theo tên), các địa điểm hoặc đồ vật. Một bộ là tập hợp các hình ảnh được đặt tên bằng các chữ cái. Thí sinh phải lắng nghe cuộc trò chuyện giữa hai người và điền chữ cái vào ô trống để ghép những bức ảnh tương ứng của 2 bộ ảnh với nhau.

Tips khi làm bài:

Thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi giới thiệu ở đầu bài để hiểu bối cảnh và hướng dẫn của bài nghe. Điều này sẽ giúp thí sinh hiểu rõ yêu cầu của đề bài.

Thí sinh nên chú ý lắng nghe cuộc hội thoại và hiểu chính xác những gì được nói đến. Có hai hình ảnh sẽ được nhắc đến trong cuộc đối thoại nhưng không phải là đáp án đúng, do vậy thí sinh không nên cho lựa chọn ngay đáp án đầu tiên được nhắc đến trong cuộc hội thoại mà phải hiểu chính xác nội dung để lựa chọn đáp án.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng nghe các từ, tên và thông tin chi tiết.

Part 4

 

Yêu cầu: Bài thi này bao gồm năm câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 3 lựa chọn là 3 bức ảnh. Thí sinh nghe năm đoạn hội thoại và đánh dấu vào hình ảnh chính xác với câu hỏi được đưa ra của đề bài.

Tips khi làm bài:

Phần này của bài tập trung vào việc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng ở mức độ A2 Flyers. Thí sinh cần luyện tập thật kỹ các cấu trúc và từ vựng được liệt kê trong mức độ này để làm tốt bài thi.

Điều quan trọng mà các thí sinh cần chú ý là phải lắng nghe toàn bộ cuộc đối thoại trước khi chọn câu trả lời. Đáp án chính xác của từng câu hỏi có thể được đề cập đến ở bất cứ phần nào trong cuộc hội thoại, chứ không nhất thiết là phải đề cập cuối cùng.

Nội dung ôn luyện: kĩ năng nghe thông tin chi tiết trong các tình huống khác nhau.

Part 5

 

Yêu cầu: Thí sinh lắng nghe đoạn đối thoại và làm theo hướng dẫn, tô màu những phần khác nhau trong một bức tranh và viết hai từ đơn giản theo chỉ dẫn.

Tips khi làm bài: Trong Phần 5, thí sinh sẽ phải tô màu các phần khác nhau và viết hai từ vào chỗ trống chỉ ra. Hãy chú ý lắng nghe để tô màu chính xác chi tiết được nhắc tới và tìm được vị trí viết từ chính xác

Thí sinh cần chú ý, trong bức tranh sẽ bao gồm các đồ vật hoặc nhân vật giống nhau hoặc gần giống nhau. Vì thế, các em cần nghe kỹ yêu cầu mới đặt bút tô.

Nội dung ôn luyện: kĩ năng nghe từ, màu sắc và thông tin cụ thể

 

2.2 BÀI THI READING & WRITING (ĐỌC VÀ VIẾT)

Thời gian: 44 phút Số câu hỏi: 7 phần/ 44 câu hỏi Điểm tối đa: 5 khiên

Part 1

 

Yêu cầu: Trong nhiệm vụ này, thí sinh nối các từ với mô tả nghĩa của từ. Đề bài sẽ bao gồm 15 từ và 10 định nghĩa. Thí sinh đọc kỹ định nghĩa được đưa ra và lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống tương ứng với định nghĩa đó.

Tips khi làm bài: Thí sinh nên làm quen với từ vựng được phân loại theo từng chủ đề, luyện tập phân biệt các từ tương tự, hoặc thường bị nhầm lẫn trong danh sách từ vựng.

Thí sinh nên đọc tất cả các đáp án và các định nghĩa trước khi trả lời câu hỏi.

Thí sinh cần cẩn thận khi viết câu trả lời, thí sinh chỉ cần ghi lại chính xác từ được cho của đề bài.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng ghép các từ với mô tả nghĩa của từ.

Part 2

 

Yêu cầu: Thí sinh đọc một đoạn hội thoại trong đó lời của người nói thứ hai trả lời bị trống. Có một danh sách các câu trả lời dành cho người nói thứ hai, được ký hiệu bằng các chữ cái A – H. Thí sinh chọn câu trả lời thích hợp và viết chữ cái vào chỗ trống. Có hai câu trả lời không phù hợp với cuộc đối thoại.

Tips khi làm bài:

Thí sinh cần chú ý đọc tất cả các đáp án trước khi chọn đáp án. Ban đầu thí sinh có thể cảm thấy có nhiều hơn một đáp án đúng, thí sinh cần xem xét kỹ tình huống hội thoại được cho để chọn được câu trả lời chính xác nhất.

Thí sinh cần luyện tập tìm các câu trả lời thích hợp trong 1 cuộc hội thoại thông thường, không chỉ là câu trả lời cho các câu hỏi, mà còn là cách đáp lại khi người nói thứ 1 đưa ra một nhận định nào đó.

Thí sinh có thể dự đoán trước câu trả lời dựa trước khi nhìn vào các đáp án.

Thí sinh cần dành thời gian xem xét các từ nào trong câu phản hồi trả lời lại cho câu của người thứ nhất, để lựa chọn được đáp án đúng nhất.

Nội dung ôn luyện: Ngôn ngữ chức năng trong các tình huống

Part 3

 

Yêu cầu: Đề bài bao gồm một văn bản có 5 chỗ trống và một ô chứa các từ cho trước. Thí sinh đọc văn bản, lựa chọn từ thích hợp, điền vào chỗ trống. Các từ cần điền vào chỗ trống có thể là danh từ, tính từ và động từ (ở thì hiện tại hoặc quá khứ).

Tips khi làm bài:

Thí sinh nên đọc toàn bộ văn bản để nắm được khái quát về nội dung trước. Trong khi đọc, các em có thể đoán được loại từ nào có thể điền vào khoảng trống.

Thí sinh nên luyện tập chọn dạng từ phù hợp (số nhiều/ danh từ số ít, tính từ, động từ) trong câu và văn bản. Luyện tập xác định ngữ pháp có thể đưa ra được đáp án chính xác, ví dụ: nếu “some” đứng trước khoảng trống, câu trả lời không thể là một danh từ đếm được số ít.

Thí sinh kiểm tra lại từ khi sao chép vào chỗ trống, đảm bảo mình đã sao chép các từ đã chọn một cách chính xác.

Nội dung ôn luyện: kĩ năng đọc thông tin cụ thể chọn ý chính

Part 4

 

Yêu cầu: Trong bài thi này, thí sinh đọc một văn bản có 10 chỗ trống. Chọn từ đúng trong số ba phương án đã cho và chép các từ đúng vào chỗ trống. Bài thi này tập trung vào kiểm tra khả năng ngữ pháp của thí sinh.

Tips khi làm bài:

Cũng như với Part 3, trong phần này, thí sinh nên luyện tập chọn đúng loại từ (danh từ, tính từ, động từ, v.v.) để phù hợp với câu hoặc văn bản.

Thí sinh lựa chọn 1 trong 3 từ đã cho để điền vào chỗ trống, không cần nghĩ ra từ mới.

Đảm bảo Thí sinh đã quen với các dạng quy tắc và bất quy tắc của các động từ nằm trong danh sách từ vựng A2 Flyers.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng đọc và hiểu của Thí sinh với 1 bản văn cho sẵn, từ vựng và ngữ pháp

Part 5

 

Yêu cầu: Thí sinh đọc một câu chuyện và hoàn thành câu dựa vào nội dung câu chuyện,sử dụng một, hai, ba hoặc bốn từ để điền vào chỗ trống. Đề bài bao gồm một văn bản và một hình ảnh, bức tranh cung cấp bối cảnh cho câu chuyện nhưng không có câu trả lời cho các câu hỏi.

Tips khi làm bài:

Thí sinh nên đọc tiêu đề và xem hình ảnh để hình dung bối cảnh của câu chuyện.

Để hiểu câu chuyện, thí sinh luyện tập xác định những cách khác nhau khi đề cập đến người hoặc đồ vật (ví dụ: John, he, him, Paul’s brother) và cách các câu có thể được chuyển đổi trong khi vẫn giữ lại nghĩa là (ví dụ: “Last Sunday, our family went to the park to have a picnic” trở thành ”Our family had a picnic in the park last Sunday”). Ngoài ra, thí sinh cũng cần xác định những gì đang được nói đến trong một văn bản, đặc biệt là ý nghĩa của đại từ và trạng từ như “here”, “there”.

Chú ý chép đúng từ khi sử dụng các từ trong văn bản để điền vào chỗ trống.

Nội dung ôn luyện: Kĩ năng đọc và hiểu một câu chuyện, tìm các từ và cụm từ khác nhau với ý nghĩa tương tự nhau.

Part 6

 

Yêu cầu: Thí sinh đọc một văn bản dạng nhật ký hoặc lá thư với 5 chỗ trống. Thí sinh điền một từ còn thiếu vào mỗi chỗ trống. Bài này không có danh sách từ để chọn.

Tips khi làm bài:

Thí sinh luyện tập sử dụng các cụm từ (collocation) phổ biến như ask a question, do some homework v.v.

Thí sinh nên đọc toàn bộ văn bản để hiểu hơn về nội dung của văn bản trước khi tìm từ để điền vào chỗ trống.

Như với tất cả các bài điền vào chỗ trống, thí sinh nên luyện tập chọn các từ phù hợp với văn bản cả về mặt từ vựng và ngữ pháp. Hãy chắc chắn rằng đáp án không chỉ phù hợp với câu ngay trước hay câu sau chỗ trống. Việc lựa chọn một câu trả lời đúng có thể phụ thuộc vào nội dung được đề cập đến ở đầu hay cuối văn bản.

Thí sinh nên tự chỉnh sửa, đảm bảo đọc lại toàn bộ văn bản để kiểm tra câu trả lời của mình.

Nội dung ôn luyện: kĩ năng đọc và hiểu một đoạn ngắn , cấu trúc, từ vựng (bao gồm cả các cụm từ và các câu cố định)

Part 7

 

Yêu cầu: Thí sinh viết một câu chuyện ngắn dựa trên ba bức tranh.

Tips khi làm bài:

Thí sinh nên viết nhiều hơn 20 từ, nhưng không nên viết quá dài. Việc viết nhiều hơn có nghĩa là thí sinh có nhiều khả năng mắc lỗi nhiều hơn. Thí sinh có thể viết bên dưới các dòng đã cho nếu cần, nhưng nên chú ý chất lượng hơn số lượng.

Thí sinh nên dành thời gian xem các bức tranh trước để hiểu câu chuyện. Sau đó, nên viết một hoặc hai câu về từng bức ảnh và xem xét cách chúng kết nối các sự kiện xảy ra trong hình 1 với những gì xảy ra trong hình 2 và 3.

Thí sinh có thể viết câu chuyện của mình bằng thì quá khứ. Ví dụ: An astronaut arrived on a strange planet. He talked to an alien. Ngoài ra, họ có thể sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để mô tả bức tranh. Ví dụ: An astronaut is arriving on a strange planet. He is talking to an alien.

Thí sinh nên kiểm tra lại các câu của mình một cách cẩn thận sau khi viết xong. Nếu muốn sửa bài, các bạn cũng nên làm sạch sẽ và gọn gàng.

Nội dung ôn luyện: kỹ năng viết và khả năng truyền tải ý nghĩa thông qua kỹ năng viết.

2.3 BÀI THI SPEAKING (NÓI)

Thời gian: 7-9 phút Số câu hỏi: 4 phần Điểm tối đa: 5 khiên

Part 1

 

 

Yêu cầu: Giám khảo chào thí sinh và hỏi tên, họ và tuổi.

Giám khảo đưa cho thí sinh xem hai bức tranh tương tự nhau nhưng có một số khác biệt. Giám khảo cầm 1 bức tranh để miêu tả. Thí sinh phải nhìn ở bức tranh của mình để xác định sáu điểm khác biệt so với miêu tả giám khảo nêu ra.

Tips khi làm bài: Thí sinh nên luyện nghe mô tả về một bức tranh (ví dụ: in my picture, there is a cake), liên hệ điều đó với một bức ảnh trước mặt và nhận xét về sự khác biệt: (In your picture,there are magazines.)

Trong bài kiểm tra, sự khác biệt giữa hình ảnh của giám khảo và hình ảnh của thí sinh sẽ liên quan đến những thứ như số lượng, màu sắc, vị trí, ngoại hình, hoạt động, hình dạng và kích thước tương đối, v.v. Ví dụ: “In my picture the clock is square but in your picture the clock is round.”

Nội dung ôn luyện: kĩ năng hiểu các câu lệnh và miêu tả sự khác biệt

Part 2

Yêu cầu: Giám khảo đặt câu hỏi cho thí sinh về một người, địa điểm hoặc đồ vật, dựa trên một tập hợp các câu hỏi. Thí sinh trả lời, sử dụng một phiếu thông tin. Sau đó, thí sinh hỏi giám khảo các câu hỏi dựa trên một phiếu thông tin khác. Tips khi làm bài: Thí sinh nên thực hành hỏi và trả lời câu hỏi. Ví dụ, trong Phần 2, họ sẽ có thể đặt câu hỏi đơn giản để hỏi thông tin về con người, sự vật và tình huống. Bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, tuổi tác, ngoại hình, v.v.

 

Thí sinh có thể đặt ‘question-word questions’ using “Who, What, When, Where, How old, How many, etc”. Ví dụ như: “What is the name of Robert’s favourite restaurant?” Giám khảo cũng có thể đặt câu hỏi ‘Yes/No questions’, ví dụ: “Has Harry’s teacher got a car?” Ngoài ra, họ cần cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi với hai các lựa chọn. “Is the restaurant cheap or expensive?”

Nội dung ôn luyện: kĩ năng trả lời và đặt câu hỏi

Part 3

Yêu cầu: Giám khảo cho thí sinh xem một chuỗi năm bức tranh biểu thị một câu chuyện. Giám khảo cho thí sinh biết tên câu chuyện và mô tả bức tranh đầu tiên trong câu chuyện. Sau đó, họ yêu cầu thí sinh mô tả bốn bức tranh còn lại. Tên câu chuyện và nhân vật chính đều được cho sẵn. Tips khi làm bài: Nhiệm vụ Phần 3 liên quan đến việc thí sinh kể một câu chuyện đơn giản dựa trên hình ảnh đơn giản. Tuy nhiên, không đòi hỏi kỹ năng kể chuyện. Thí sinh chỉ cần nói một vài từ về mỗi bức tranh, mà không nhất thiết phải đưa ra những bình luận thành một bài tường thuật.

 

Trước khi yêu cầu thí sinh kể câu chuyện, giám khảo nói, “Just look at the pictures first”. Các em nên xem lần lượt từng hình để hiểu khái quát về câu chuyện trước khi bắt đầu nói. Tuy nhiên, các em không nên lo lắng nếu không thể kể được câu chuyện hoàn chỉnh vói nhiều chi tiết. Các em chỉ cần miêu tả ngắn gọn và giám khảo có thể trợ giúp khi cần thiết.

Các cấu trúc mà thí sinh sẽ cần thường xuyên nhất là there is/are, thì hiện tại của động từ be và have (got), can/ can’t and must/ mustn’t và thì hiện tại tiếp diễn của một số động từ hành động (đối với tranh ví dụ: come, go, buy, put on, carry, open, laugh), thì hiện tại hoàn thành hoặc going to.

Thí sinh cũng nên mô tả những cảm xúc đơn giản, ví dụ: The teacher is happy.

Nội dung ôn luyện: kĩ năng mô tả các sự vật và sự kiện

Part 4

Yêu cầu: Giám khảo hỏi thí sinh một số câu hỏi cá nhân về các chủ đề như trường học, ngày lễ, sinh nhật, gia đình và sở thích. Tips khi làm bài: Thí sinh nên cảm thấy tự tin khi trả lời các câu hỏi về bản thân, gia đình và bạn bè, nhà cửa, trường học và các hoạt động thời gian rảnh rỗi, những điều các em thích và không thích và các chủ đề khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em. Thí sinh có thể trả lời các câu hỏi chẳng hạn như: “What time do you get up on Saturday? What do you do on Saturday afternoon?”

 

Thí sinh có thể trả lời bằng các câu trả lời đơn giản, hoặc một cụm từ hoặc một hoặc hai câu ngắn. Câu hỏi thông thường sẽ ở thì hiện tại nhưng thí sinh cũng nên biết cách sử dụng thì quá khứ và hiện tại hoàn thành và going to, và để trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như “What did they do yesterday?” Hoặc “What are you going to do at the weekend?”

Nội dung ôn luyện: kĩ năng trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân

3. A2 FLYERS CÓ THANG ĐIỂM NHƯ THẾ NÀO?

 

 

Tất cả thí sinh tham gia đều nhận được chứng chỉ mà không có đánh giá đạt hay không đạt. Trên chứng chỉ sẽ có biểu thị số khiên mà học sinh đó nhận được.

Chứng chỉ A2 Flyers là một cách tuyệt vời để biểu dương thành tích của trẻ, xây dựng sự tự tin và ghi nhận năng lực cá nhân của trẻ.

Một khiên biểu thị rằng thí sinh cần cố gắng hơn để cải thiện. Nếu đạt 5 khiên thì thí sinh đã làm bài đúng hầu hết các câu hỏi.

Nếu thí sinh đạt 4 đến 5 khiên ở mỗi kĩ năng thì thí sinh đó đã sẵn sàng để chuẩn bị cho kỳ thi cao hơn là A2 Key for Schools.

Từ 01/09/2010, tất cả các thí sinh tham gia ngoài giấy chứng nhận sẽ nhận được 1 Phiếu kết quả bao gồm: số khiên của bài kiểm tra, điểm mạnh và điều cần cải thiện.

4. CÁC TÀI LIỆU LUYỆN THI A2 FLYERS

Dưới đây là bộ bài liệu ôn thi A2 Flyers được gợi ý bởi Cambridge:

4.1. FUN FOR FLYERS

Phiên bản thứ 4 mới nhất với hình ảnh minh họa tươi sáng và đầy màu sắc giúp trẻ hứng thú hơn mỗi khi học.

4.2 STORY FUN 5, 6

Đây là bộ sách thú vị và hấp dẫn để luyện tập cho các bạn nhỏ. Mỗi quyển sách gồm 8 câu chuyện với hình ảnh minh họa đầy đủ cùng với các hoạt động vui nhộn.

4.3 A2 FLYERS 3| AUTHENTIC EXAMINATION PAPERS

Tập hợp 3 đề thi thật với hình ảnh minh họa hấp dẫn và đầy màu sắc.

4.4 KID’S BOX, POWER UP, A2 FLYERS MINI TRAINER,…

Trên đây là những thông tin giúp Quý phụ huynh và học viên hiểu thêm về kỳ thi CAMBRIDGE FLYERS A2. Hi vọng Quý Phụ huynh sẽ có những cái nhìn chính xác, giúp con ôn tập thi FLYERS một cách hiệu quả nhé!

Nguồn: FLYERS.VN

0236.3626.626