11 CẤU TRÚC KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TRONG TIẾNG ANH DOANH NGHIỆP

Khi thuyết trình tiếng Anh, ngôn ngữ bạn sử dụng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ bài nói. Một vài cấu trúc, từ vựng, từ đệm nếu được lặp lại không chỉ gây nên sự nhàm chán, đơn điệu mà còn khiến nghe ngầm đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn. Dưới đây là 11 cụm từ, cấu trúc câu không nên dùng khi thuyết trình Tiếng Anh doanh nghiệp.

1. You guys

Cụm từ mang tính thân mật, thiếu sự trang trọng cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp.

2. “I” hoặc “me”

Để bài nói dễ “chạm” đến thính giả hơn, hãy ưu tiên những đại từ nhân xanh mang tính khách quan như “you”, “we”, hoặc “us”.

3. Sorry, I forgot what to say (Xin lỗi, tôi quên cần nói gì rồi)

Cấu trúc này không hề chuyên nghiệp. Nếu hay quên, hãy chuẩn bị vài tờ giấy ghi chú với những luận điểm chính được in rõ ràng.

4. Umm, uh, you know, like, well

Tránh dùng nhiều từ đệm. Khán giả sẽ phân tâm và cho rằng bạn chưa có sự chuẩn bị kỹ, cũng như ngầm đánh giá về kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

5. I’m going to tell you a joke/ a funny story (Tôi sẽ kể 1 câu chuyện cười)

Bạn dễ rơi vào tình huống khó xử nếu câu chuyện không thực sự hài hước. Trước khi bắt đầu câu chuyện, không nhất thiết cần đưa cảm nhận cá nhân vào, hãy để khán giả tự cảm nhận.

6. “Sorry if” hoặc “I’m sorry for” (Xin lỗi vì / nếu)

Cách nói này cũng vô tình bộc lộ sự chuẩn bị thiếu kỹ càng của diễn giả. Chỉ xin lỗi khi bạn gặp sai phạm nghiêm trọng.

7. I don’t know the answer (Tôi không rõ câu trả lời)

Khi khách hàng hay quản lý đưa ra 1 câu hỏi khó, “tôi không biết” là một cách trả lời chưa khéo léo. Có vài lựa chọn phù hợp hơn như:

Great question. I need more time to think. Please give me your email so I can get back to you. I’m afraid I’m unable to answer that at the moment, but I’ll try to get back to you soon. Unfortunately, we don’t have an accurate answer now. Perhaps I can get back to you later.

Sau khi có được địa chỉ liên hệ, bạn cần cố gắng trả lời trong vòng 24 tiếng.

8. I’m not sure, but… (Tôi không chắc nữa, nhưng…)

Sau từ “but”, diễn giả thường đưa ra một nhận định mà bản thân cho là hợp lý. Tuy nhiên, đưa thông tin sai lệch còn tệ hơn cả việc không biết. Tốt nhất bạn nên trả lời như 3 cách trên.

9. Mở đầu bằng “My topic is…” (chủ đề tôi muốn nói đến là…)

Cách dùng từ này tuy hợp lý, nhưng khá cứng nhắc. Bạn nên sử dụng những cấu trúc câu: I would like to begin by looking at … We will be looking at the effects of… Let me start by giving you some background information of… As you’re all aware… Now I’d like to expand on my point about…

Về hình thức thể hiện, người nói có thể:

  • Dẫn dắt từ cảm xúc, trải nghiệm cá nhân
  • Tuyên bố một thông tin gây sốc
  • Đặt câu hỏi cho khán giả
  • Kể một câu chuyện vui
  • Trích dẫn một câu nói nổi tiếng

Dưới đây là phần mở đầu “gây sốc” của bài Ted Talk: Teach Every Child About Food – Jamie Oliver “Sadly, in the next 18 minutes when I do our chat, four Americans that are alive will be dead through the food that they eat”. Tạm dịch: Thật đáng buồn, trong vòng 18 phút tới khi chúng ta đang trò chuyện, 4 người Mỹ sẽ chết vì thực phẩm mà họ ăn.

10. Kết thúc bằng “I guess that’s it” hoặc “that’s all” (vừa rồi là tất cả thông tin cần thiết)

Cách kết thúc này khá cụt, khiến khán thính giả gần như không đọng lại gì. Giống như phần mở bài, bạn có thể kêu gọi hành động (call to action), kể một câu chuyện, trích dẫn một câu nói, hoặc đơn giản là đưa ra lời khuyên, lời tuyên bố.

Dưới đây là 1 vài mẫu câu gợi ý:

Tóm tắt lại ý chính: – In conclusion, let me sum up my main points… – I’d like to end by emphasizing the main points…

Kêu gọi hành động: – And finally, before you leave the meeting today, please take 1 minute to…

Dùng trích dẫn: – I’d like to finish with this powerful quote from Albert Einstein…

Dùng số liệu: – Did you know that the human brain’s capacity is limitless – that’s great news, right? BUT … Did you also know that a person is likely to remember only 25% of a presentation after 24 hours? Trong bài Ted Talk: The Single Biggest Reason Why Start-ups Succeed – Bill Gross. Tác giả đã đưa ra 1 tuyên bố, cảm nhận: “I think start-ups can change the world and make the world a better place. I hope some of these insights can maybe help you have a slightly higher success ratio, and thus make something great come to the world that wouldn’t have happened otherwise”.

Tạm dịch: Tôi tin khởi nghiệp có thể thay đổi thế giới và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi hy vọng một vài phân tích trên có thể phần nào giúp bạn khởi nghiệp thành công hơn, và mang đến cho thế giới những điều tuyệt vời mà trước kia chưa từng có.

11. Talk about (nói về)

Cụm từ đơn điệu này được sử dụng rất thường xuyên khi người nói muốn chuyển ý, hoặc nhấn mạnh ý chính. Bạn có thể cân nhắc những cách chuyển ý khác hiệu quả hơn như: I’d now like to move on to… Turning to… Let’s consider this in more detail… Take a look at this… This area of the chart is interesting… From this, we can understand how / why…

Trên đây là 11 cấu trúc mà bạn không thể sử dụng trong tiếng Anh doanh nghiệp. Chúc các bạn sẽ có những bài thuyết trình thật chất lượng bằng tiếng Anh nhé!

0236.3626.626